Tượng cổ trên vách núi bị người trông coi làm hư hại

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Thanh Hóa8 pho tượng người và 14 tấm bia ma nhai cổ bị người phụ nữ trông coi đền Quan Thánh thuê thợ sơn vẽ, khoan đục làm biến dạng.

Ngày 12/11, Chủ tịch UBND phường An Hưng, Nguyễn Bá Bình, gửi báo cáo giải trình về vụ việc đền Quan Thánh thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia An Hoạch bị xâm hại.

5 bức tượng người bên trong đền Quan Thánh bị tô sơn gây biến dạng. Ảnh: Lê Hoàng

5 bức tượng người bên trong đền Quan Thánh bị tô sơn gây biến dạng. Ảnh: Lê Hoàng

Theo ông Bình, đền có 14 tấm bia ma nhai (bia khắc trực tiếp trên vách núi), song 9 tấm bia đã bị sơn vẽ từ trước năm 2013. Đến năm 2019, các tấm bia này và 4 tấm bia khác tiếp tục bị sơn lại, chỉ còn duy nhất tấm bia nguyên gốc. 8 tượng quan phía trong và ngoài cùng hai tượng linh vật (voi, ngựa) cũng bị tô vẽ, phun phủ sơn công nghiệp.

Ngoài ra, một tấm bia ma nhai niên đại Cảnh Hưng 47 (kích thước 70 x 80 cm) bị khoan, đóng đinh sắt vuông vào giữa hai hàng chữ Hán, làm nứt vỡ một phần mặt bia, mất đi một số ký tự cổ…

Theo lãnh đạo phường An Hưng, người trực tiếp chỉ đạo tô vẽ lên các tấm bia ở di tích đền Quan Thánh là bà Lê Thị Thịnh (64 tuổi) – người được giao trông coi ngôi đền.

Giải trình với cơ quan chức năng, bà Thịnh cho biết thấy các tấm bia, linh vật bị mốc đen nên thuê thợ về sơn vẽ lại. Toàn bộ chi phí bà tự bỏ ra.

Đối với tấm bia ma nhai bị khoan, đóng đinh sắt, bà Thịnh cho biết, khoảng tháng 7/2021 thuê thợ dựng thêm một cây cột bằng kim loại rồi khoan lỗ trên mặt bia mục đích để gia cố phần mái che đã có từ trước. Quá trình tu bổ di tích, bà Thịnh “không xin phép, báo cáo chính quyền địa phương”.

Chữ Thần khắc khổ lớn phía dưới quả chuông cổ bị vẽ sơn màu đỏ. Ảnh: Lê Hoàng

Chữ Thần khắc khổ lớn phía dưới quả chuông cổ bị vẽ sơn màu đỏ. Ảnh: Lê Hoàng

Ngoài việc bị tô vẽ, khoan đục các hạng mục nói trên, thời điểm kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện phần lớn diện tích quanh di tích núi An Hoạch đang bị 8 hộ dân lấn chiếm xây nhà ở hoặc xưởng sản xuất kinh doanh đá mỹ nghệ…

Gần đây, đền Quan Thánh bị thay đổi nhiều so với nguyên trạng. Dọc lối lên và trong khuôn viên đền chính nằm trong lòng vách núi đã bị kè, lát các loại gạch đá hỗn độn, không cùng chủng loại. Hầu hết bức tượng và phù điêu khắc trên vách núi bị sơn phủ màu mè. Các bài thơ văn chữ Hán, chữ Nôm cổ được tô màu đỏ trên nền đá màu đồng, không còn nét rêu phong như xưa.

Ở sảnh phía ngoài lối ra, người trông coi đền đã cho thợ khoan vào tấm văn bia khiến một số ký tự cổ bị mất. Một số hạng mục được cơi nới bằng gạch vồ, mái tôn che đậy chắp vá quanh di tích gây mất mỹ quan, che khuất tầm nhìn… Di tích bị xâm hại suốt thời gian dài nhưng Ban quản lý di tích phường An Hưng không hay biết cho đến khi người dân và báo chí phản ánh.

Đại diện Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đánh giá việc tự ý tô sơn, khoan chôn cọc sắt vào hiện vật tại di tích đền Quan Thánh khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền đã làm sai lệch, hủy hoại, thay đổi yếu tố gốc của di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa 2013.

Cơ quan chức năng đang đề nghị lãnh đạo TP Thanh Hóa kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể liên quan và đề xuất giải pháp khắc phục.

Một tấm bia ma nhai bị thợ khoan đục phá gây bong tróc, mất ký tự cổ. Ảnh: Lê Hoàng

Một tấm bia ma nhai bị thợ khoan đục phá gây bong tróc, mất ký tự cổ. Ảnh: Lê Hoàng

Đền Quan Thánh nằm ở sườn phía đông núi An Hoạch (phường An Hưng, TP Thanh Hóa), cùng với bốn di tích khác gồm Lăng Quận Mãn, hòn Vọng phu, đền Thượng, chùa Tiên Sơn hợp thành cụm di tích lịch sử An Hoạch, được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1992.

Tương truyền, đền Quan Thánh được đô đốc Lê Trung Nghĩa sống dưới thời Lê Trung Hưng (1533-1789) chỉ huy xây dựng khi làm quan Tổng trấn Thanh Hóa. Trên vách đá phía cửa tiền và cửa hậu của đền được chạm khắc rất nhiều tượng voi đá, ngựa đá và một số quan quản tượng hay giám mã. Trong động có bức phù điêu rộng khoảng 2,5 m, cao 1,5 m, khắc chân dung Quan Công và nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng. Phía ngoài đỉnh động có bốn chữ Hán cổ “Thiên cổ Vĩ nhân”.

Quanh đền còn có rất nhiều bài thơ, văn bia chữ Hán, chữ Nôm cổ chưa được giải mã. Trên một vách núi dựng đứng phía ngoài đền còn có một chữ “Thần” lớn được khắc ở độ cao chừng 20 m, phía dưới là một quả chuông đồng cổ.

Đền cổ hơn 300 tuổi trên vách đá độc nhất xứ Thanh

Di tích đền Quan Thánh. Video: Lê Hoàng

Các nhà nghiên cứu lịch sử, điêu khắc đánh giá, đền Quan Thánh là loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Với hệ thống bia, tượng và phù điêu cổ được chạm khắc công phu, tinh xảo đây là một trong những di tích điêu khắc đá quý giá bậc nhất Việt Nam hiện nay, không nơi nào có được.

Lê Hoàng

[ad_2]

Xem nhiều