Hiện thực hóa quy hoạch TP Hải Phòng – Bài học từ các đô thị cảng biển quốc tế

Date:

Bạn quan tâm

BIỂU TƯỢNG NICHE ĐẦY BỨT PHÁ – MEMO PARIS INVERNESS

Bằng khả năng quan sát thực thụ cùng niềm...

Trao gửi yêu thương với nước hoa Viktor&Rolf

Hãy cùng khám phá một số tạo hương tinh...

PPP Laser Clinic Tự hào Chiến thắng 2 Giải thưởng lớn tại APEA 2024

PPP Laser Clinic, thương hiệu hàng đầu trong lĩnh...

NIỀM ĐAM MÊ NƯỚC HOA CỦA MỘT DOANH NHÂN PARIS 

BDK Parfums – thương hiệu nước hoa đẳng cấp...

[ad_1]

Nét tương đồng với các đô thị cảng biển trên thế giới

Thủ tướng mới đây ký Quyết định số 323/QĐ – TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung TP Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

So với quy hoạch chung được duyệt theo quyết định 1448 ngày 16/9/2009, của Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch chung lần này có nhiều điểm mới. Trong đó, đối với tính chất, khẳng định Hải Phòng là đô thị loại I trực thuộc trung ương, một trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm giáo dục, y tế và khoa học công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ; là thành phố cảng xanh, văn minh, hiện đại; là đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá; động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp phát triển hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi với trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường hàng không và đường thủy nội địa; trọng điểm dịch vụ logistics và du lịch; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học – công nghệ, kinh tế biển.

Tầm nhìn đến năm 2045 – 2050, Hải Phòng trở thành thành phố có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Chia sẻ với Tiền Phong trước thềm Hội thảo “Hiện thực hóa quy hoạch TP Hải Phòng, bứt phá thị trường bất động sản”, ông Trần Xuân Lượng – TS. Chuyên ngành BĐS- Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, vị trí, vị thế của Hải Phòng có nhiều nét tương đồng với các mô hình “đô thị cảng biển” nổi tiếng trong khu vực và thế giới như: Venezia- Italia; Thâm Quyến, Hạ Môn- Trung Quốc, Busan, Ulsan- Hàn Quốc… đây là cơ sở là bài học thực tiễn, để Hải Phòng thực hiện, hiện thực hóa thành công Quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện thực hóa quy hoạch TP Hải Phòng – Bài học từ các đô thị cảng biển quốc tế - Ảnh 1.

Ông Trần Xuân Lượng – TS. Chuyên ngành BĐS- Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ông Lượng lấy ví dụ, Venice (Italy) được biết đến là “thành phố nổi” vì được xây dựng trên nhiều đảo nhỏ trong khu vực Phá Venezia dọc theo biển Adriatic. Thành phố là nơi sinh sống của khoảng hơn 260.000 người. Cùng Padova, Venezia nằm trong khu đô thị Padova-Venezia với dân số 1,6 triệu người. Nền kinh tế của thành phố chủ yếu dựa vào du lịch, đóng tàu (chủ yếu tại Mestre và Porto Marghera), dịch vụ, thương mại và xuất khẩu công nghiệp.

Ông Lượng cho rằng, trong quá khứ Venezia là một bến cảng buôn bán sầm uất là thành phố cảng biển lâu đời, thơ mộng và đẹp bậc nhất thế giới. Tuy khác nhau về diện tích, quy mô dân số và lịch sử phát triển nhưng nó cũng có đôi nét tương đồng với Hải Phòng về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, hình thể và tiềm năng kết nối khu vực khác trong khu vực.

Ví dụ như: Cả hai thành phố cùng nằm ở vịnh Adriantic phía Đông Bắc nước Ý, cùng nằm ở cửa của hai con sông lớn Po và Piave, tương tự Hải Phòng nằm ở Vịnh Bắc Bộ, có Sông Cấm, Lạch Tray kết nối giao thông đường thủy đi sâu vào lục địa cùng với hệ thống kênh ngòi đa dạng. Vùng Padova và San Marco được ví như phần lục địa đất liền với quần đảo Cát Bà có lợi thế tiềm năng ban đầu là công nghiệp cảng biển, logistics và sau này là phát triển du lịch dịch vụ.

Hay Busan, là thành phố cảng lớn nhất của Hàn Quốc, nằm ở phía Đông Nam của bán đảo Triều Tiên. Với dân số khoảng 3.5 triệu người, Busan là thành phố lớn thứ nhì tại Hàn Quốc sau Seoul. Về mặt hành chính, Busan được coi là một khu vực đại đô thị tự trị. Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của vùng Đông Nam Hàn Quốc. Cảng Busan là cảng biển bận rộn nhất Hàn Quốc và là một trong 9 cảng biển bận rộn nhất trên thế giới.

Busan được ví như cửa ngõ của Lục địa Á-Âu. Nền kinh tế của thành phố được tạo thành từ ngành công nghiệp dịch vụ (70,3%), sản xuất (19,8%), xây dựng (5,9%), nông nghiệp và thủy sản (0,8%) và các ngành khác (3,2%)

Do đặc thù Hàn Quốc là địa hình đồi núi, hạn chế về diện mặt bằng tuy nhiên việc tổ chức xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây là rất tốt, về diện tích Busan chỉ bằng một nửa Hải Phòng. Tuy nhiên về quy mô về dân số tương đồng trong tương lai, đặc biệt là vị trí kết nối giữa lục địa và đại dương bằng đường thủy là nền tảng cơ sở cho sự phát triển thành phố biển.

Cũng theo TS chuyên ngành Bất động sản của Đại học Kinh tế Quốc dân, Hạ Môn (Trung Quốc) và Hải phòng có nhiều điểm tương đồng kể cả về diện tích và dân số và điều kiện tự.

Theo đó, Hạ Môn là thành phố biển nằm ở phía Đông Nam tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Thành phố nhìn ra eo biển Đài Loan và giáp giới với thành phố Tuyền Châu về phía Bắc và Chương Châu về phía Nam. Đứng thứ 9 về quy mô trong các thành phố lớn của Trung quốc. Là một trong những thương cảng lớn giao dịch với Châu Âu, cửa ngõ của Trung quốc ra biển đông và thế giới….

Bài học kinh nghiệm cho Hải Phòng

Từ những nét tương đồng với các đô thị cảng biển trên thế giới, TS. Trần Xuân Lượng, rút ra bài học thực tế “vết xe đổ” của Busan và kinh nghiệm phát triển của Ulsan và Hạ Môn.

Ông Lượng cho rằng, rút kinh nghiệm từ Busan (Hàn Quốc). Trước đây giai đoạn 1960 -1970, Busan phát triển nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như hàng tiêu dùng, dệt may, công nghiệp hóa rất nhanh thiếu bền vững, như tập trung quá nhiều vào các ngành sản xuất thâm dụng lao động như dệt may, thực phẩm,… nên làm cho dân số tăng nhanh, mật độ dân số cao.

Đến giai đoạn 1970 – 1980, Busan do giai đoạn trước phát triển các ngành công nghiệp tiêu tốn quá nhiều tài nguyên đất, và sử dụng nhiều lao động làm dân số tăng nhanh, mật độ cao, nên bị thiếu hụt quỹ đất để phát triển. Từ đó, nền công nghiệp mới, công nghệ cao của Hàn Quốc như ô tô, cơ khí đóng tàu chuyển dịch sang Ulsan.

Từ góc nhìn của chuyên gia, ông Trần Xuân Lượng cho rằng, thất bại của Busan xuất phát từ các nguyên nhân như: Mắc bẫy của công nghiệp nhiều lao động, đô thị hóa sớm dẫn đến mật độ dân số cao, thiếu quỹ đất cho các dự án lớn giai đoạn sau; sai lầm trong việc lựa chọn ngành mũi nhọn, bởi về tiềm lực và sức cạnh tranh thì Busan “cạnh tranh” với Seoul về tài chính và thương mại.

Đồng thời, Busan không tận dụng được chính sách phát triển quốc gia, không thu hút được các tập đoàn gia đình Cheabol như Samsung, LG, Huyndai, KIA, SK,… nên không tạo ra sức hút với các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 lại là nguyên nhân kép đã cản trở nỗ lực thu hút trở lại ngành công nghiệp chế tạo của Busan.

Hiện thực hóa quy hoạch TP Hải Phòng – Bài học từ các đô thị cảng biển quốc tế - Ảnh 2.

Từ những nét tương đồng với các đô thị cảng biển trên thế giới, TS. Trần Xuân Lượng rút ra bài học thực tế “vết xe đổ” của Busan và kinh nghiệm phát triển của Ulsan và Hạ Môn đối với sự phát triển của Hải Phòng. Ảnh IT.

Khác với thất bại của Busan, cách Busan khoảng 70km về phía Đông là Ulsan, một thành phố nhỏ với 85.000 dân nhưng nay đã trở thành thành phố 1,2 triệu dân, có thu nhập đầu người cao nhất Hàn Quốc.

Theo TS. Trần Xuân Lượng, mặc dù là một thành phố đi sau nhưng Ulsan đã vượt qua “Đàn anh Busan” trở thành phố công nghiệp đẳng cấp thế giới, với 3 lĩnh vực trọng tâm là ô tô, đóng tàu và hóa dầu. Cùng với đó, Ulsan đang đứng đầu Hàn Quốc về sự tăng trưởng, thu hút được rất nhiều các Nhà đầu tư lớn các tập đoàn Cheabol lớn nhất Hàn quốc là Huyndai và SK. Phát triển công nghiệp công nghệ cao.

Cũng theo ông Lượng, Hạ Môn cũng đang là một trong những thành phố cảng biển nổi bật về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cảng Hạ Môn là 1 trong 8 cảng lớn nhất Trung Quốc, đứng thứ 14 trên thế giới, là một trong 3 tam giác kinh tế Phúc Kiến, Phúc Châu và Tuyền Châu.

Có 4 yếu tố chính giúp Hạ Môn phát triển tốt là: Xây dựng môi trường và chất lượng sống như một lợi thế cạnh tranh; Môi trường sống đã được định hướng chú trọng từ sớm, song song với quá trình công nghiệp hóa; Đầu tư cho công nghệ mới, công nghiệp và dịch vụ tiên tiến; Luôn cải cách hành chính, chính sách để xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh ưu việt cho Nhà đầu tư…

Từ thực tế trên, TS Trần Xuân Lượng khuyến nghị, bên cạnh thành tựu phát triển to lớn của các mô hình nêu trên thì còn có nhiều tồn tại mà Hải Phòng cần lưu ý.

Hiện thực hóa quy hoạch TP Hải Phòng – Bài học từ các đô thị cảng biển quốc tế - Ảnh 3.

Theo ông Lượng, Hải Phòng nên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trước một bước, phát triển công nghiệp, lựa chọn và ưu tiên ngành sản xuất công nghệ cao, trung tâm logistics khu vực, và phát triển du lịch sinh thái biển đảo…

Thứ nhất là, lấy người làm gốc để phát triển đô thị bền vững, bao gồm bền vững về kinh tế, bền vững về văn hóa xã hội, bền vững về môi trường và bền vững về chính trị. Cùng với đó, đầu tư điện, đường, trường, trạm… cần đi trước một bước, nâng cao chất lượng y tế giáo dục đảm bảo quỹ nhà ở xã hội, ổn định an sinh, chính sách thu hút tri thức, người lao động về đây sinh sống lâu dài.

Thứ hai là, dự phòng quỹ đất sạch cho các dự án công nghiệp trọng điểm đón đầu xu thế. Nên đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật trước một bước, phát triển công nghiệp, lựa chọn và ưu tiên ngành sản xuất công nghệ cao, trung tâm logistics khu vực, và phát triển du lịch sinh thái biển đảo, phát triển bền vững bảo vệ môi trường là nền tảng để kéo theo các ngành nghề kinh tế khác

Thứ ba là, Hải Phòng nên tránh cạnh tranh, mang tính đối đầu với các đô thị lớn trong khu vực và Thế giới sử dụng lợi thế người đi sau. Cần phải tìm cho mình lối đi riêng, cần có sự khác biệt với phát huy điểm mạnh hạn chế mặt tồn tại. Cần phải có chính sách phù hợp chủ động để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

[ad_2]

Xem nhiều