Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu giá đất

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Theo Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, sắp tới người dân có thể thông qua cơ sở dữ liệu hoặc bản đồ địa chính, số hóa đất đai để tiếp cận giá đất.

Chiều 14/11, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định, tài chính đất đai và quy hoạch là hai công cụ để thực hiện quản lý nhà nước và quyền đại diện cho chủ sở hữu toàn dân về đất đai. “Định giá là then chốt của mọi vấn đề. Nhiều đại biểu băn khoăn tại sao có 5 phương pháp định giá đất nhưng vẫn sai? Nguyên nhân là dữ liệu đầu vào không đúng”, ông Hà nói.

Các phương pháp định giá đất đều lấy dữ liệu từ giá cả, thông tin bất động sản và thông tin khác. Về lâu dài, các cơ quan vẫn kết hợp 5 phương pháp định giá hiện nay, nhưng sẽ bổ sung việc thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu về giá đất. Để định giá đất chuẩn thì dữ liệu đầu vào phải đúng.

Trên cơ sở thu thập đầy đủ cơ sở dữ liệu về giá đất, các cơ quan sẽ thống kê, tính toán để xác định vùng đất, thửa đất chuẩn và số lượng thửa đất… từ đó tính được giá đất. Người dân có thể thông qua cơ sở dữ liệu hoặc bản đồ địa chính, số hóa đất đai để tiếp cận giá đất. “Khi đã xây dựng được cơ sở dữ liệu giá đất thì ai cũng có thể biết và không ai có thể can thiệp bởi đó là giá thị trường”, ông Hà nói.

Để thực hiện mục tiêu này, dự luật đã quy định các điều kiện để người dân khi mua bán đất phải khai giá thật. Các cơ quan đang tính toán không sử dụng giá theo hợp đồng mua bán đất để tính thuế. Khi giải quyết được vấn đề tài chính đất đai, ông Hà kỳ vọng sẽ tránh được lãng phí, đầu cơ, thổi giá, lợi ích giữa các bên liên quan đất được điều tiết hài hòa.

Video Bộ trưởng Trần Hồng Hà

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà giải trình tại Quốc hội chiều 14/11. Video: Truyền hình Quốc hội

Về tranh luận của đại biểu liên quan đến quy định thu hồi đất làm dự án thương mại, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường khẳng định sẽ đảm bảo công bằng và điều tiết địa tô. Có những khu vực khi chuyển mục đích sử dụng chắc chắn giá trị đất sẽ tăng nên Nhà nước quản lý. Vấn đề quan trọng nhất là hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và doanh nghiệp.

“Không hạn chế cơ chế tự thỏa thuận để làm dự án thương mại”, ông nói, cho biết ủng hộ hình thức thỏa thuận không chuyển mục đích sử dụng đất như với đất trồng lúa thông qua hợp tác xã.

Vấn đề khó khăn nhất hiện nay theo Bộ trưởng Hà là xác định các điều kiện, tiêu chí để cụ thể hóa chủ trương của Nghị quyết 18 Trung ương. Ông mong đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục góp ý cho ban soạn thảo hoàn thiện.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho hay, các ý kiến thảo luận tại hội trường sẽ được nghiên cứu tiếp thu. Thời gian tới, các cơ quan cũng sẽ tổ chức hội thảo, hội nghị đại biểu chuyên trách để tiếp tục hoàn chỉnh dự luật trình Quốc hội tiếp tục xem xét, thảo luận tại kỳ họp thứ 5 (giữa năm 2023), và xem xét thông qua tại kỳ họp cuối năm sau.

Viết Tuân – Sơn Hà

[ad_2]

Xem nhiều