10 ngày điên rồ của làng công nghệ

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Sau khi Elon Musk khuấy đảo Twitter, tin xấu cũng ập đến với hơn 11.000 nhân viên Meta, trong khi thị trường tiền số lao dốc vì cú sập FTX.

Tháng 11 diễn ra chưa đầy hai tuần nhưng đã liên tiếp xuất hiện những cú sốc trong lĩnh vực công nghệ.

Changpeng Zhao, Elon Musk, Mark Zuckerberg và Sam Bankman-Fried - những tên tuổi tạo nên 10 ngày điên rồ của giới công nghệ. Ảnh: Netokracija

Changpeng Zhao, Elon Musk, Mark Zuckerberg và Sam Bankman-Fried – những tên tuổi tạo nên 10 ngày điên rồ của giới công nghệ. Ảnh: Netokracija

‘Cú búng tay’ của Musk

Ngày 3/11, Elon Musk gửi email thông báo kế hoạch cắt giảm 50% trong tổng số 7.500 nhân viên Twitter. Nhiều người cho biết họ bị cho ra khỏi nhóm chat nội bộ, không đăng nhập được hệ thống trước cả khi nhận được quyết định sa thải. Động thái quyết liệt của tỷ phú Mỹ được ví như “cái búng tay của Thanos” – nhân vật phản diện trong phim Avengers khiến một nửa nhân loại biến mất.

Ông chủ mới của Twitter tiếp tục khiến mạng xã hội trở nên hỗn loạn khi triển khai bán tích xanh tuần này. Với mức phí 8 USD mỗi tháng, bất kỳ ai cũng có thể đăng ký dịch vụ Twitter Blue. Tuy nhiên ngay sau đó, hàng loạt chủ sở hữu tài khoản tích xanh đã rủ nhau thử thách hệ thống kiểm duyệt của mạng xã hội bằng cách mạo danh người nổi tiếng và đăng thông điệp thất thiệt, xúc phạm. Ngày 11/11, Twitter phải dừng bán tích xanh.

Sự rối loạn ở Twitter cũng khiến các nhà quảng cáo lần lượt rời đi. Ban đầu, tỷ phú Mỹ đe dọa phát động chiến dịch bêu xấu, nhưng ít ngày sau lại đưa ra các lý lẽ thuyết phục họ quay lại. Tình hình u ám khiến Musk phải cảnh báo công ty có thể phá sản. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy tình trạng hiện nay sẽ chấm dứt.

11.000 nhân viên Meta bị sa thải

Làn sóng sa thải đang càn quét khắp Thung lũng Silicon, nhưng việc Meta bất ngờ cắt giảm 11 nghìn nhân sự vẫn được coi là cú sốc với những người trong cuộc và cả giới công nghệ nói chung.

“Tôi xin chia sẻ một số thay đổi khó khăn nhất mà công ty đã thực hiện trong lịch sử Meta. Tôi quyết định giảm quy mô 13% và phải để hơn 11.000 nhân viên tài năng ra đi. Công ty đang thực hiện một số bước bổ sung để trở nên gọn gàng và hiệu quả hơn bằng cách giảm chi tiêu và kéo dài thời gian đóng băng tuyển dụng”, Mark Zuckerberg gửi email tới nhân viên hôm 9/11.

Việc điều chỉnh nhân sự diễn ra trong bối cảnh Meta đang đối mặt với hàng loạt khó khăn khiến doanh thu và lợi nhuận đều đi xuống. Văn phòng của Meta cũng bị thu hẹp, nhiều người phải chia nhau bàn làm việc.

“Đây là một trong những quyết định khó khăn nhất tôi phải đưa ra trong suốt 18 năm điều hành công ty”, Zuckerberg nói với NBC News.

FTX phá sản

Khủng hoảng không chỉ xuất hiện ở những công ty công nghệ truyền thống mà còn bùng phát cả ở lĩnh vực mới nổi là tiền mã hóa. Chỉ trong vòng bốn ngày, thế giới đã chứng kiến sự sụp đổ chóng vánh của sàn giao dịch FTX.

Ngày 7/1, CEO Binance Changpeng Zhao xác nhận thanh lý toàn bộ token FTT của FTX. Điều này kích hoạt những đợt bán tháo lớn, đẩy giá token từ 22 USD xuống chỉ còn 3 USD. Ngày 11/11, Sam Bankman-Fried, nhà sáng lập FTX, thông báo đã nộp đơn xin phá sản, đồng thời từ chức CEO. Từ sàn giao dịch tiền mã hóa lớn thứ ba toàn cầu, với tổng khối lượng giao dịch lên đến hàng trăm tỷ USD, FTX bất ngờ suy tàn sau khi các lỗ hổng về tài chính được công bố. Sam Bankman-Fried từ tỷ phú tự thân ở tuổi 30 trở thành con nợ, tội đồ của cộng đồng.

Cú sốc FTX kéo theo sự sụt dốc của hàng trăm dự án lớn nhỏ trong thị trường tiền số. Niềm tin của cộng đồng bị xói mòn. Nhiều người lo ngại về một kịch bản tồi tệ rằng FTX sẽ là mồi lửa, tạo nên hiệu ứng domino cho cả thị trường. “Mùa đông tiền mã hóa” có thể còn khắc nghiệt hơn rất nhiều những gì được dự đoán. Một làn sóng hỗn loạn đang âm ỉ trong cộng đồng và có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Khương Nha

[ad_2]

Xem nhiều