Vì sao giá Bitcoin yên ắng sau đợt ‘halving’

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Thay vì tăng vụt như ba kỳ “halving” trước đó, sự kiện đáng mong chờ nhất năm nay không giúp giá Bitcoin cải thiện đáng kể về giá.

Khoảng 7h sáng nay, Bitcoin (BTC) đã hoàn thành đợt “halving“, theo công ty phân tích và dữ liệu tiền số CoinGecko. “Halving”, sự kiện thường xảy ra bốn năm một lần, được cha đẻ Nakamoto Satoshi lập trình sẵn trong mạng Bitcoin, cứ sau 210.000 đơn vị được khai thác, phần thưởng dành cho thợ đào sẽ giảm một nửa. Cộng với nguồn cung hữu hạn (tối đa 21 triệu đơn vị), phần thưởng ngày càng ít đi tạo ra sự khan hiếm cho BTC để đảm bảo nguồn cung luôn được kiểm soát.

Trái với nhiều dự đoán, thị giá của đồng tiền này khá ổn định khi sự kiện diễn ra, giữ quanh 63.700 USD một đơn vị. BTC gần đây hầu như không có đợt tăng giá nào quá mạnh. Hôm qua, thị giá giảm xuống mức thấp nhất là 59.685 USD rồi nhanh chóng tăng trở lại trên 65.000 USD.

Thông thường, phải mất vài tháng sau sự kiện, giá Bitcoin mới có cú nhảy vọt vì việc giảm phần thưởng cho thợ đào cần thời gian để thấm dần vào thị trường. Ở ba đợt “halving” trước, trung bình mất khoảng 5 tháng để tiền số tăng giá và có thể duy trì đà tăng trong khoảng 7 tháng.

Tuy nhiên ở lần “halving” này, các nhà phân tích dự đoán biến động giá Bitcoin sẽ khác do nó đã ghi nhận nhiều đợt tăng giá đáng kể, thậm chí đạt mức cao kỷ lục trước khi sự kiện diễn ra. Do đó, kỳ vọng giá xoay quanh “halving” dường như bị giảm tác dụng.

Brett Hillis – chuyên gia về công nghệ tài chính tại Reed Smith, cho rằng: “Thật khó để nói liệu mức cao kỷ lục trước đây có thể hạn chế đà tăng giá của Bitcoin sau ‘halving’ hay không”.

Trong khi đó, các nhà phân tích của JP Morgan viết trong một báo cáo mới phát hành tuần này: “Chúng tôi không mong đợi giá Bitcoin sẽ tăng sau sự kiện ‘halving’ vì nó hoàn thành chu kỳ định giá”.

Trái lại, họ kỳ vọng giá BTC sẽ giảm sau đợt “halving” vì đồng tiền này đã bị rơi vào trạng thái quá mua và nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cho ngành công nghiệp tiền số đang dần “chìm xuống” trong năm nay. Goldman Sachs nói thêm rằng để Bitcoin tăng giá như các sự kiện “halving” trước đó, các điều kiện vĩ mô cần phải hỗ trợ cho nhà đầu tư để họ có tâm lý chấp nhận rủi ro.

Một lý do quan trọng khác khiến đợt “halving” này yên ắng là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) vẫn khá lưỡng lự về khả năng giảm lãi suất. Điều này khiến nhà đầu tư thận trọng khi rót tiền nhiều vào BTC và các tài sản rủi ro khác.

Những người đam mê Bitcoin từ lâu đã háo hức chờ đợi sự kiện này vì sau các đợt “halving” trước đó xảy ra vào năm 2012, 2016 và 2020, giá tiền số lớn nhất thế giới luôn tăng mạnh. Chris Gannatti – người đứng đầu nghiên cứu toàn cầu tại công ty quản lý tài sản WisdomTree, đã ví “halving là một trong những sự kiện lớn nhất về tiền số trong năm nay”.

Nhưng không ít người hoài nghi và coi đó chỉ là một sự thay đổi về kỹ thuật, được các nhà đầu cơ tung ra nhằm làm tăng giá tiền số.

Các cơ quan quản lý tài chính từ lâu đã cảnh báo rằng Bitcoin là tài sản có rủi ro cao, với mức sử dụng hạn chế trong thế giới thực, mặc dù ngày càng có nhiều người bắt đầu chấp thuận các sản phẩm giao dịch liên kết với BTC. Andrew O’Neill – nhà phân tích tiền số tại S&P Global, cho biết ông “hơi nghi ngờ về những bài học có thể rút ra khi dự đoán giá từ các đợt ‘halving’ trước đó”. Theo chuyên gia này, đó chỉ là một trong vô số yếu tố có thể thúc đẩy giá Bitcoin.

“Halving” diễn ra sau đợt tăng giá của Bitcoin lên mức cao nhất mọi thời đại là hơn 73.750 USD vào tháng 3. Đồng tiền này cũng đã trải qua đợt tăng giá kéo dài gần như suốt cả năm 2023 với mức phục hồi mạnh sau đợt lao dốc vào năm 2022.

Thị giá Bitcoin và các loại số khác được hỗ trợ bởi tâm lý phấn khích quanh quyết định của Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) vào tháng 1 về việc phê duyệt các ETF Bitcoin giao ngay, cũng như kỳ vọng rằng các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất. Nhưng gần đây, tiền số này đang chịu áp lực lớn bởi bối cảnh xung đột gia tăng ở Iran và Israel, gây ra hiệu ứng dây chuyền trên tất cả thị trường vốn.

Tiểu Gu (theo Reuters, CoinDesk)


[ad_2]

Xem nhiều