Tìm việc cho công nhân bị cắt giảm

Date:

Bạn quan tâm

BDK Parfums: Bí Mật Tỏa Sáng Của Dàn Sao Việt

Sự kết hợp giữa dàn sao Việt với BDK...

CREED THE AMBER UNIVERSE – VẺ ĐẸP NHIỆM MẦU TỪ BẦU TRỜI ĐÊM

Creed là một trong những nhà sản xuất nước...

VIÊN ĐÁ QUÝ TỪ VƯỜN ĐỊA ĐÀNG – LOLITA LEMPICKA MON PREMIER PARFUM

Lolita Lempicka Mon Premier Parfum là biểu tượng vượt...

MICHAEL KORS GORGEOUS! – DẤU ẤN CỦA SỰ KIÊU HÃNH

Đúng như tên gọi, Michael Kors Gorgeous! mang đến...

[ad_1]

TP HCMSau nửa tháng mất việc, anh Nguyễn Văn Hùng, 33 tuổi, được Công ty giày Thiên Lộc nhận vào làm việc qua “mai mối” của phòng lao động quận 12.

Anh Hùng, quê Đồng Tháp và vợ có hơn 4 năm làm việc tại Công ty TNHH May Sun Kyoung Việt Nam ở quận 12. Đầu tháng 11, cả hai mất việc do nhà máy không còn đơn hàng buộc phải dừng hoạt động.

“Một người trong nhà mất việc đã vất vả, chúng tôi thì cả vợ lẫn chồng”, nam công nhân nói. Nỗi lo Tết cận kề, con trai 7 tuổi đang gửi ở quê cần ít nhất 3 triệu đồng mỗi tháng, tiền nhà trọ, điện nước… thúc giục anh chị phải kiếm ngay việc mới. Vợ anh được một xưởng may tư nhân nhận vào làm thời vụ. Phần anh, sau khi bị mấy chỗ từ chối đã được Công ty giày Thiên Lộc nhận vào thử việc ở khâu gò.

Anh Hùng (bên trái) nói chuyện với ông Hà Quang Tuyến trước khi nhận việc. Ảnh: Lê Tuyết

Anh Hùng (bên trái) nói chuyện với ông Hà Quang Tuyến trước khi nhận việc. Ảnh: Lê Tuyết

Anh Hùng là một trong hơn 20 công nhân nhà máy Sun Kyoung được Công ty giày Thiên Lộc ở quận 12 tiếp nhận và sắp xếp về các bộ phận sản xuất. Ông Hà Quang Tuyến, Chủ tịch công đoàn công ty, cho biết hơn tháng trước, nhà máy nhận thông tin từ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận về việc gần 830 công nhân may thất nghiệp do doanh nghiệp giải thể. Phòng đề nghị các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển mới chia sẻ thông tin và ưu tiên tuyển các lao động vừa bị cắt giảm.

Công ty giày Thiên Lộc quy mô 2.500 lao động, đơn hàng được lắp đầy đến tháng 6/2023. Vài năm trở lại đây, cứ sau Tết một số người nghỉ việc chờ rút bảo hiểm, nên nhà máy cần 150-200 lao động để bù đắp. Theo ông Tuyến, nếu tính toán chi tiết thì giờ này tuyển lao động cho năm sau là hơi sớm bởi cung đang vượt cầu, sắp tới nguồn rất dồi dào. Tuy nhiên, công ty xác định cùng chia sẻ việc để làm, nhà máy cũng có thời gian đào tạo tay nghề cho công nhân.

Giày Thiên Lộc là một trong 5 doanh nghiệp trên địa bàn quận 12 đăng ký tiếp nhận công nhân Sun Kyoung với phòng Lao động. Ông Trần Thanh Thọ, cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận 12, cho biết ngay khi nhận được thông tin công ty sẽ dừng hoạt động, cơ quan chức năng địa phương đã chủ động gặp gỡ ban giám đốc để có dữ liệu về lao động. Cùng lúc đó, qua nhóm chat có 1.000 thành viên là đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn, phòng đã đề nghị các đơn vị có nhu cầu tuyển dụng chia sẻ thông tin.

“Những nội dung này được cung cấp đầy đủ cho các bên, giúp người lao động nắm được thông tin tuyển dụng để tìm việc mới. Doanh nghiệp cũng nới các tiêu chí cho nhóm bị cắt giảm”, ông Thọ nói và ví dụ những công nhân lớn tuổi vẫn sẽ được các công ty tiếp nhận.

Công nhân May Nhà Bè trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Công nhân May Nhà Bè trong giờ sản xuất. Ảnh: An Phương

Cách Công ty giày Thiên Lộc hơn 20 km, Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè (quận 7) có nhu cầu tuyển mới hơn 500 công nhân cũng lên nhiều phương án để tiếp cận nhóm lao động vừa bị cắt giảm. Hơn tháng qua, công đoàn đã trực tiếp liên hệ với phòng lao động quận 7, Ban quản lý các khu chế xuất – công nghiệp thành phố, công đoàn dệt may Việt Nam để kết nối lao động bị mất việc.

Theo ông Nguyễn Ngọc Lân, Tổng giám đốc may Nhà Bè, với những lao động có tay nghề thu nhập sẽ được đảm bảo từ 10-15 triệu đồng mỗi tháng bao gồm lương và các khoản phụ cấp. Với các trường hợp lớn tuổi, nhà máy sẽ sắp xếp các công việc phù hợp. Công ty cũng tính đến phương án giúp đỡ cho lao động ở xa như tổ chức xe đưa đón, tìm nhà trọ. Với người mới, nhà máy hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng tiền thuê nhà trong nửa năm đầu.

Tương tự, tại Bình Dương ghi nhận đến cuối tháng 10, khoảng 28.000 người bị ngưng việc. Khảo sát của công đoàn cho thấy, khoảng 240.000 lao động bị giảm giờ làm. Địa phương xoay nhiều cách để tìm việc cho công nhân.

Ông Đặng Tấn Đạt, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn lao động Bình Dương), cho biết song song việc cập nhật doanh nghiệp sụt giảm đơn hàng, công đoàn tỉnh thu thập thông tin các nhà máy có nhu cầu tuyển lao động. Những nội dung này được cập nhập hàng tuần sau đó phân loại theo địa bàn, ngành nghề rồi chuyển lại cho cơ sở. Cán bộ công đoàn còn đưa các mẫu tuyển dụng về các khu nhà trọ để công nhân nắm và chủ động tìm việc.

Phó giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Nguyễn Văn Lâm cho biết đến cuối năm các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố có nhu cầu tuyển mới hơn 43.000 lao động, tập trung nhiều ở lĩnh vực thương mại dịch vụ, sản xuất tiêu dùng phục vụ dịp lễ Tết.

Doanh nghiệp đến nhà máy Samho Việt Nam để tuyển công nhân bị cắt giảm. Ảnh: An Phương

Doanh nghiệp đến nhà máy Samho Việt Nam để tuyển công nhân bị cắt giảm. Ảnh: An Phương

Để giúp lao động mất việc tìm được chỗ làm mới, ngay khi nhận tin doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm lao động, cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố, các phòng nghiệp vụ phối hợp địa phương làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp, công đoàn cơ sở để hỗ trợ và kết nối giới thiệu việc làm cho công nhân. Thông qua Trung tâm, công ty cắt giảm lao động tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đến tận nhà máy gặp gỡ, phỏng vấn tuyển lao động.

Theo ông Lâm, ngoài ra các địa phương cần tổ chức sàn giao dịch việc làm, điều phối cung cầu lao động phù hợp. Vừa qua ở Củ Chi ghi nhận hơn 1.800 lao động mất việc, song nhờ làm tốt khâu tuyển dụng đã tìm việc mới cho khoảng 1.500 người.

Bà Lê Thị Kiều Phượng, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố, cho biết kinh nghiệm năm 2020 khi các nhà máy Pouyuen (quận Bình Tân) và Huê Phong (quận Gò Vấp) cắt giảm hàng nghìn lao động, đơn vị đã cho cán bộ phụ trách xuống ngay doanh nghiệp đặt bàn làm thủ tục giải quyết trợ cấp thất nghiệp, tư vấn việc làm cho công nhân. Để kết nối thành công, trung tâm sẽ phân loại độ tuổi, trình độ, chỗ ở của lao động để giới thiệu đến các nhà máy phù hợp.

“Nhiều người nghĩ công nhân ở trọ thì giới thiệu đi đâu cũng được nhưng thực tế không phải vậy”, bà Phượng nói và lý giải việc thay đổi chỗ ở kéo theo con cái phải đổi nơi học, công việc của người còn lại trong gia đình. Do đó, nếu không phân loại nhu cầu, đáp ứng mong muốn của người lao động, công tác kết nối việc làm sẽ khó thành.

Lê Tuyết

[ad_2]

Xem nhiều