Thông điệp từ Chính phủ về các giải pháp cho trái phiếu doanh nghiệp

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết 143/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10-2022.

Theo nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tập trung triển khai thực hiện nghị định 65 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 153 về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm đưa ra giải pháp xử lý kịp thời các khó khăn liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp trong ngắn hạn và thúc đẩy thị trường phát triển lành mạnh trong trung, dài hạn.

Với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chính phủ yêu cầu phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác.

Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải cung cấp đủ vốn tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Kịp thời nắm tình hình, có giải pháp phù hợp hỗ trợ, chỉ đạo các ngân hàng thương mại đáp ứng nhu cầu vốn cho thương nhân nhập khẩu xăng dầu và than, góp phần tháo gỡ khó khăn, bảo đảm an ninh năng lượng.

Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, ổn định thị trường tiền tệ, củng cố niềm tin thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp.

Mới đây, trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định việc đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư luôn được thực hiện một cách nghiêm túc.

Một số công ty sai phạm chỉ là đơn lẻ và đã bị xử lý pháp luật để lành mạnh thị trường. Các công ty phát hành này đã cam kết trả đúng hạn trái phiếu khi đến hạn. “Chúng tôi sẽ tích cực giám sát và đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư” – Bộ trưởng khẳng định.

Theo đó, Chính phủ, Bộ Tài chính đang hành động khẩn trương để đảm bảo tài sản cho nhà đầu tư. Phong tỏa tài khoản hàng trăm công ty để bảo vệ và thu hồi tiền trái phiếu cho nhà đầu tư, đảm bảo trả nợ cho nhà đầu tư chính là một trong những phương án khẩn trương mà Chính phủ đang triển khai để mang đến môi trường đầu tư lành mạnh.

Đề xuất tính tới các giải pháp đặc biệt nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh nghiệp

Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, vừa tổng hợp và báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023.

Nhiều giải pháp được đề xuất để gỡ khó cho doanh nghiệp trong bối cảnh hiện tại, như cho phép các ngân hàng thương mại trong nước tham gia mua lại các trái phiếu sắp tới hạn và xử lý như một dạng tín dụng đặc biệt ngoài tín dụng thông thường.

Bên cạnh đó, Ban IV đề xuất có thể kéo dài tới hết năm 2023 một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như chính sách giảm 2% VAT, chính sách giãn hoặc hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới theo nghị định số 96 của Chính phủ; các chính sách tín dụng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ…

Để gia tăng hiệu quả sử dụng hạn mức tín dụng năm 2023, giúp dòng vốn hỗ trợ được cho doanh nghiệp ở nhiều ngành và lĩnh vực, Ban IV đề xuất Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước làm việc với các ngân hàng thương mại để nghiên cứu, thiết kế các gói tín dụng ưu đãi cho các ngành, lĩnh vực sản xuất chủ lực trong nước, trong đó có những khoản mục dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa để không triệt tiêu năng lực doanh nghiệp.

“Với việc siết tín dụng bất động sản, cần phân tách các loại bất động sản để các loại hình như xây dựng nhà ở xã hội, bệnh viện, trường học, các dự án xây dựng hạ tầng sản xuất… không bị ảnh hưởng tiêu cực theo chính sách chung, từ đó tạo cơ hội cho nhiều nhóm doanh nghiệp liên quan”, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đề nghị.



[ad_2]

Xem nhiều