Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tên lửa nội địa có thể đánh trúng thủ đô Hy Lạp

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Tổng thống Erdogan cảnh báo Hy Lạp rằng tên lửa Tayfun Thổ Nhĩ Kỳ có thể đánh trúng Athens nếu họ mất bình tĩnh trong tranh chấp lãnh thổ.

“Chúng tôi đã bắt đầu chế tạo tên lửa nội địa”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan phát biểu ngày 11/12 tại thành phố Samsun, miền bắc đất nước. “Tất nhiên, động thái này khiến Hy Lạp sợ hãi. Khi bạn nói ‘Tayfun’, người Hy Lạp hoảng sợ và nói ‘nó sẽ đánh trúng Athens’. Tất nhiên là nó có thể làm vậy”.

Tayfun, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ nghĩa là “bão”, là loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn được Ankara phát triển. Trong vụ phóng thử trên Biển Đen hồi tháng 10, tên lửa Tayfun đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách 560 km, tầm bắn gấp hơn hai lần so với các tên lửa khác trong kho vũ khí hiện tại của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Nếu họ không bình tĩnh, cố mua gì đó để tự vũ trang, chuyển vũ khí Mỹ ra các đảo, một quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không đứng nhìn. Thổ Nhĩ Kỳ phải làm gì đó”, ông Erdogan bổ sung.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại một sự kiện ở thành phố Samsun ngày 10/12. Ảnh: AFP

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tại một sự kiện ở thành phố Samsun ngày 10/12. Ảnh: AFP

Quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, đều là thành viên NATO, gần đây trở nên căng thẳng, với Ankara nhiều lần cáo buộc Athens chiếm các đảo tranh chấp ở biển Aegean.

Thổ Nhĩ Kỳ hồi cuối tháng 9 cho rằng Hy Lạp đã triển khai thiết giáp Mỹ lên hai hòn đảo tranh chấp Lesbos và Samos trên biển Aegean, cách không xa bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ. Athens tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc “hoàn toàn vô căn cứ và không phù hợp với luật pháp quốc tế” của Ankara.

Hy Lạp đã đệ đơn khiếu nại lên Liên minh châu Âu (EU), NATO và Liên Hợp Quốc sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ hồi đầu tháng 9 ám chỉ có thể mở hoạt động quân sự ở biển Aegean.

Tuần trước, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cảnh báo Athens dừng quân sự hóa các đảo, nếu không Ankara “sẽ có hành động cần thiết trên thực địa”.

Số phận các quần đảo phía đông biển Aegean được định đoạt sau Chiến tranh Balkan 1912-1913 bởi loạt thỏa thuận giữa 6 bên gồm Áo – Hung, Anh, Pháp, Nga, Italy và Đức. Các cường quốc châu Âu năm 1914 quyết định các quần đảo sẽ thuộc chủ quyền của Hy Lạp, chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính quyền Tổng thống Erdogan lập luận các quần đảo trên biển Aegean được trao cho Hy Lạp theo hiệp ước năm 1923 và năm 1947 với điều kiện Athens không quân sự hóa khu vực, vì chúng nằm gần đất liền Thổ Nhĩ Kỳ.

Các đảo phía đông biển Aegean được trao cho Hy Lạp theo các hiệp ước năm 1923 và 1947 với điều kiện phi quân sự hóa. Đồ họa: Wikipedia

Các đảo phía đông biển Aegean được trao cho Hy Lạp theo các hiệp ước năm 1923 và 1947 với điều kiện phi quân sự hóa. Đồ họa: Wikipedia

Như Tâm (Theo Bloomberg, Politico)

[ad_2]

Xem nhiều