Thị trường rớt thảm, nhà đầu tư lẫn môi giới bất động sản lo “mất tết”

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Mấy năm trở lại đây, thị trường liên tục lên cơn sốt đất, theo đó, hoạt động môi giới làm ăn rất khấm khá, đặc biệt là giai đoạn cuối năm khi lực cầu lên cao. Tuy nhiên, cuối năm nay, thị trường bất động sản rơi vào trầm lắng, thanh khoản sụt giảm nghiêm trọng. Do vậy, hoạt động môi giới bất động sản cũng gần như đóng băng. Khiến nhiều môi giới nơm nớp lo “mất tết”.

Đã 5 tháng gần đây, anh Nguyễn Quang, môi giới bất động sản tại vùng ven Hà Nội, mới chỉ có 2 giao dịch thành công. Anh cho biết, đa phần những người quan tâm chỉ gọi điện khảo giá rồi cũng không thấy liên hệ lại.

“Người đến xem đất cũng ngày càng ít, đa phần chỉ gọi điện rồi không thấy phản hồi gì, giao dịch thì gần như cũng không có. Năm nay tết đến sớm, tình hình cứ kéo dài thế này coi như mất tết”, anh Quang nói.

Theo người này cho biết, mọi năm, càng gần cuối năm thị trường bất động sản nóng lên, giao dịch cũng sôi động. Tuy nhiên, năm nay, thị trường đã khác, môi giới đến văn phòng hay đi trực dự án cũng ngồi không cả ngày, không có người hỏi mua.

Còn anh Thanh Hà, Chủ một phòng giao dịch bất động sản tại Thái Nguyên cho biết, đã 5 tháng nay, văn phòng của anh cũng ít người qua lại, hầu hết nhà đầu tư cũng chỉ hỏi giá qua điện thoại và không có phản hồi.

“Cuối năm ngoái, tầm này thị trường đang nóng, ngày nào cũng người qua lại tấp nập. Anh em ai cũng tất bật dẫn khách đi xem đất, làm hợp đồng. Để biết thị trường cuối năm sẽ ra sao chỉ cần tới đầu tháng 10 là sẽ dự đoán được lượng giao dịch cuối năm. Nhưng đến giờ thị trường vẫn trầm lắng, người bán nhiều hơn người mua. Gọi cho nhà đầu tư nào giới thiệu đất hầu như họ cũng ngắt lời tắt máy luôn. Đa phần những người có tiền mặt vẫn tiếp tục nghe ngóng chờ giá giảm sâu hơn mới xuống tiền”, anh Hà nói.

Thị trường rớt thảm, nhà đầu tư lẫn môi giới bất động sản lo “mất tết” - Ảnh 1.

Theo anh Hà, dù không có giao dịch nhiều nhưng anh vẫn chấp nhận chi trả các khoản hỗ trợ lương cho các nhân viên môi giới trong văn phòng. “Nhiều văn phòng bây giờ cũng phải cắt giảm nhân sự, nhưng tôi vẫn cố duy trì từ giờ tới cuối năm rồi xem xét tình hình. Thị trường trầm lắng, mà tết sắp đến nơi rồi, coi như năm nay không làm ăn được gì”, vị này nói.

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, trong quý vừa qua, lực cầu chủ yếu tới từ nhu cầu thực, còn các nhu cầu đầu tư đã dè dặt hơn vì yếu tố giá cả. Theo đó, thanh khoản sụt giảm so với giai đoạn trước và biến động giá bất động sản trong quý III cũng đã có dấu hiệu chững lại. Nhằm kích cầu thanh khoản, các chủ đầu tư đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi, tặng quà, chiết khấu,…

Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam cho biết, dòng vốn vào thị trường bất động sản gặp khó và lãi suất tăng đang khiến nhiều nhà đầu tư do dự trong các quyết định đầu tư.

Vị chuyên gia cho rằng, mặc dù có dấu hiệu sụt giảm nhưng thị trường bất động sản chưa đi vào suy thoái bởi sự quan tâm và nhu cầu vẫn ở mức cao. Các chủ đầu tư vẫn đang tích cực trong việc triển khai và kích hoạt các dự án, nhưng do các rào cản về pháp lý nên nhiều địa phương rất chậm trong việc phê duyệt dự án. Do đó, nguồn cung hiện chưa vào thị trường chứ không phải là không còn trên thị trường và nguồn cung lúc nào cũng sẵn sàng để bùng nổ trở lại.

Theo ông Đính, nhu cầu của người dân vẫn cao nhưng giá bất động sản đã bị đẩy lên cao đã ảnh hưởng đến sức tiêu thụ của thị trường. Ngoài ra, hiện nhiều người muốn mua nhà nhưng đang gặp khó khăn do không vay được vốn từ ngân hàng. “Thị trường đang gặp khó khăn từ những yếu tố bên ngoài tác động chứ bản chất thị trường không phải như vậy”, ông Đính cho biết.

Hiện nay, trên thị trường thứ cấp, nhiều nhà đầu tư đã chấp nhận giảm giá sâu đến 30% so với thời điểm sốt, nhưng lực cầu vẫn yếu. Một số chuyên gia cũng khuyến nghị, mua bất động sản trong giai đoạn này, nhà đầu tư phải cẩn thận lựa chọn những khu vực có tiềm năng trong tương, pháp lý hoàn chỉnh, hạ tầng đồng bộ,…



[ad_2]

Xem nhiều