Home Kinh tế số Niềm tin vào tiền số lung lay

Niềm tin vào tiền số lung lay

0
Niềm tin vào tiền số lung lay

[ad_1]

Sự sụp đổ của hàng loạt “ông lớn” trong thời gian ngắn khiến những người tham gia dần nghi ngờ về tương lai của tiền số.

Thị trường tiền điện tử vừa trải qua một tuần hỗn loạn với đỉnh điểm là sàn giao dịch FTX nộp đơn xin phá sản. Biến cố xảy ra chỉ vài tháng sau cú sập Luna và USDT, từng khiến thị trường lung lay và hàng loạt cái tên nổi bật như Celsius, Voyager, Three Arrows Capital vỡ nợ và biến mất. Bitcoin – đồng tiền số lớn nhất thị trường – từ mức đỉnh gần 69.000 USD vào tháng 11 năm ngoái còn 1/4 giá trị sau một năm. Hàng loạt tiền số khác lao dốc theo.

Bitcoin hiện tụt xuống mức giá khoảng 16 nghìn USD, bằng 1/4 so với mức đỉnh tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Lưu Quý

Bitcoin hiện tụt xuống mức giá khoảng 16 nghìn USD, bằng 1/4 so với mức đỉnh tháng 11 năm ngoái. Ảnh: Lưu Quý

Theo Reuters, người dùng đang đặt câu hỏi về khả năng tồn tại của tiền số khi bong bóng Bitcoin vỡ và những “người chơi quan trọng” dần biến mất khỏi thị trường. Khi lãi suất ngân hàng liên tục tăng, những mảng đầu tư nhiều rủi ro như tiền điện tử dần bị rời bỏ và sự cố của FTX có thể là “giọt nước tràn ly”.

“Niềm tin có phần bị lung lay, bởi nếu bạn không thể tin tưởng FTX thì bạn còn còn có thể tin ai nữa?” Yat Siu, đồng sáng lập quỹ Animoca Brands, nhận định.

Đầu năm nay, FTX từng được định giá 32 tỷ USD, là sàn giao dịch top đầu và là một trong những cái tên được người dùng tin tưởng nhất trên thị trường tiền số. Nhà sáng lập Sam Bankman-Fried từng gieo nhiều hy vọng về một sàn giao dịch tiền số được vận hành theo luật pháp. Tuy nhiên, sự sụp đổ của FTX diễn ra trong khoảng một tuần kể từ khi các lỗ hổng tài chính bị phanh phui. Ngay khi các tin tức xấu về FTX được công bố, 6 tỷ USD từ sàn này đã bị người dùng rút ra trong 72 giờ.

Các nhà phân tích tại JPMorgan đánh giá biến cố của FTX “tạo ra một cuộc khủng hoảng niềm tin và giảm kỳ vọng giải cứu từ các công ty tiền điện tử khác”. Trong khi đó, Antoni Trenchev, đồng sáng lập công ty cho vay tiền điện tử Nexo, cho rằng “sự thất bại từ FTX sẽ là một đám mây đen bao phủ toàn ngành và các tổ chức sẽ tránh xa lĩnh vực này cho đến khi mọi chuyện lắng xuống”.

Các chuyên gia cũng nhận định hậu quả từ sự sụp đổ của FTX sẽ không thể giải quyết trong ngắn hạn. Ngược lại, chúng có thể tạo hiệu ứng domino rộng lớn hơn. Mới đây, công ty cho vay tiền điện tử BlockFi cho biết đang dừng việc rút tiền của khách hàng cho đến khi có thông tin rõ ràng về FTX. Phát biểu tại hội nghị tiền điện tử Token2049 ở London mới đây, Andrei Kazantsev, đứng đầu mảng giao dịch tiền điện tử tại Goldman Sachs, cho biết mối quan tâm hàng đầu của họ hiện nay là theo dõi rủi ro đối với một số khách hàng từng quan tâm đến hoạt động giao dịch tiền số. Họ vốn bị thu hút bởi sự biến động và sự hứa hẹn mức lợi nhuận cao của ngành này.

Khác với tài chính truyền thống, các thực thể tiền điện tử hiện hoạt động trong một “vùng xám” về pháp lý và ít khả năng được bảo vệ hơn. Ví dụ tiền gửi của người dùng tại các công ty cho vay tiền điện tử sẽ không được chính phủ bảo hiểm. Các nhà phân tích nhận định sự cố với FTX có thể khiến các sàn giao dịch sẽ bị chính phủ siết chặt hơn trong tương lai.

Ngoài việc thị trường đi xuống, niềm tin còn lung lay bởi sự thất bại của những người từng là “ngôi sao” trong ngành. Sau sự cố với Do Kwon hồi tháng 5, Sam Bankman-Fried được coi như một hiệp sĩ của thị trường tiền số khi ra tay giải cứu các công ty bên bờ vực phá sản. Nhưng bản thân ông sau đó đã không tự cứu nổi mình.

“Cuộc chơi vẫn phải tiếp diễn, ngành công nghiệp này cần tiếp tục phát triển, nhưng chắc chắn đó là một bước lùi khi những người đại diện của ngành rơi vào tình cảnh này”, Jean-Marie Mognetti, Giám đốc điều hành CoinShares, nói.

Dù thị trường trong giai đoạn đen tối, vẫn có những nhà đầu tư đặt niềm tin vào tiền số. Chia sẻ với CNBC, Michael Saylor, Chủ tịch của Microstrategy, cho biết ông sẽ tiếp tục mua Bitcoin khi có cơ hội. Một số quỹ khác cũng chuyển hướng sang các đối thủ của FTX, như Coinbase.

Theo các chuyên gia, những người tham gia giờ đây sẽ cần phụ thuộc hơn vào các nhà quản lý tài sản chuyên nghiệp, để thực hiện thẩm định tài chính của dự án trước khi quyết định. Các sự cố thời gian qua phần lớn đến từ sự thiếu minh bạch của chủ dự án, vì vậy cần những khung pháp lý rõ ràng hơn về lĩnh vực tiền số.

“Ngành công nghiệp tiền điện tử đang trở nên sạch hơn, dù quá trình này có chút đau đớn”, Changpeng Zhao, ông chủ Binance, nói trên Twitter hôm 14/11.

Lưu Quý

[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here