Home Doanh nghiệp Nhà đầu tư ‘mặc cả’ nhiều hơn trong các thương vụ mua bán, sáp nhập

Nhà đầu tư ‘mặc cả’ nhiều hơn trong các thương vụ mua bán, sáp nhập

0
Nhà đầu tư ‘mặc cả’ nhiều hơn trong các thương vụ mua bán, sáp nhập

[ad_1]

Do nắm thế chủ động và có nhiều sự lựa chọn, bên mua trong các thương vụ M&A gần đây thường kéo dài thời gian thương lượng để thẩm định kỹ bên bán.

Theo thống kê của hãng kiểm toán KPMG, hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam 10 tháng đầu năm được thực hiện rất thận trọng. Có 345 thương vụ mua bán thành công với tổng giá trị 5,7 tỷ USD trong giai đoạn này. Quy mô trung bình cho một giao dịch được công bố là 16,5 triệu USD, giảm gần phân nửa so với năm ngoái.

Tiêu dùng, bất động sản và công nghiệp là những ngành thu hút nhiều khoản đầu tư nhất tính từ đầu năm. Trong khi đó, M&A lĩnh vực tài chính – ngân hàng chững lại sau giai đoạn bùng nổ.

“Cách tiếp cận thận trọng hơn với đầu tư sau đại dịch, cộng thêm những rủi ro hiện hữu như lạm phát, căng thẳng địa chính trị, khoảng cách giữa kỳ vọng của bên mua và bên bán đã ảnh hưởng đến khẩu vị rủi ro của những nhà đầu tư ngoại, dẫn đến hoạt động M&A xuyên biên giới chậm lại”, ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng gám đốc KPMG Việt Nam, chia sẻ tại Diễn đàn Mua bán và sáp nhập (M&A) do Báo Đầu tư tổ chức chiều 23/11.

Đồng quan điểm về những tác nhân kể trên, nhưng ông Phạm Duy Khương – Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH ASL – cho rằng lý do chính khiến M&A chậm lại là quá trình thẩm định pháp lý phát sinh nhiều hạng mục, dẫn đến mất thời gian hơn. Điều này cũng khiến chi phí cho quá trình đàm phán các thương vụ đội lên 30-35% so với trước đây.

Theo ông Khương, quá trình thẩm định pháp lý thông thường chỉ gói gọn trong vài vấn đề nhưng hiện tại có thêm yếu tố lạm phát, rủi ro suy thoái nên đơn vị tư vấn cần nhiều công sức và thời gian rà soát các điều khoản chấm dứt hợp đồng. Trong trường hợp bên bán là doanh nghiệp có phát hành trái phiếu, bên mua cũng lưu tâm, thẩm định kỹ hơn.

Ông Bùi Ngọc Anh – Giám đốc chi nhánh Hà Nội, Công ty Luật VILAF – đánh giá thị trường đang có nhiều doanh nghiệp gặp khó dòng tiền nên muốn bán tài sản, gọi thêm vốn. Bên mua vì có nhiều sự lựa chọn nên không vội vàng. Họ ưu tiên chất lượng hơn số lượng, vì thế thong thả đàm phán các điều khoản có lợi hơn hoặc yêu cầu bên bán cung cấp thêm thông tin khiến thời gian chốt thương vụ kéo dài hơn.

Với vai trò là đơn vị tư vấn, ông Ngọc Anh cho rằng thị trường đang trầm lắng nhưng sẽ khó rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong những tháng cuối năm nay và cả năm sau. Nguyên nhân vì nhiều nhà đầu tư có tiền mặt xem giai đoạn biến động mạnh là cơ hội để mua các doanh nghiệp, dự án với mức định giá hấp dẫn.

“Năm nay không có bom tấn tỷ USD nhưng khả năng năm sau sẽ xuất hiện. Hiện nhà đầu tư, đơn vị tư vấn trong và ngoài nước đều đang rất bận rộn săn và chốt deal (thương vụ)”, ông nói.

Các chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn M&A cho rằng tần suất hiện diện của nhà đầu tư nước ngoài trong các thương vụ sắp công bố sẽ nhiều hơn, nhất là giữa bối cảnh nguồn tiền trong nước hạn hẹp vì lãi suất tăng và thanh khoản kém. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn là khẩu vị ưa thích của nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Điều này thể hiện qua các thương vụ do nhà đầu tư mang những quốc tịch này thực hiện trong 10 tháng đầu năm chiếm khoảng 40% giá trị thương vụ toàn thị trường.

Theo ông Masataka Sam Yoshida – Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu tăng nhanh và kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á là ba yếu tố giúp Việt Nam luôn nằm trong nhóm những thị trường tiềm năng để nhà đầu tư Nhật Bản tìm kiếm thương vụ M&A. Ông cho biết nhà đầu tư Nhật từng chuộng doanh nghiệp công nghệ thông tin, kỹ thuật số, bất động sản nhưng thời gian tới có thể “đi săn” doanh nghiệp bán lẻ và tài chính tiêu dùng.

Phương Đông

[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here