LHQ kêu gọi Nga bồi thường cho Ukraine

Date:

Bạn quan tâm

[ad_1]

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết ủng hộ cơ chế yêu cầu Nga bồi thường thiệt hại về người và tài sản cho Ukraine trong xung đột.

Nghị quyết, không mang tính ràng buộc, được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua sau cuộc bỏ phiếu ngày 14/11 với 94 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 63 phiếu trắng.

Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều Tiên và Iran nằm trong số các quốc gia bỏ phiếu chống. Trong số các nước bỏ phiếu trắng có Ấn Độ, Israel và Brazil.

Theo nghị quyết, Nga “phải chịu hậu quả pháp lý cho tất cả hành vi trái luật quốc tế của mình, trong đó có bồi thường cho mọi thiệt hại do các hành vi này gây ra”. Nghị quyết cũng kêu gọi lập thống kê chính thức về những thiệt hại mà Ukraine gánh chịu trong chiến sự với Nga.

Nghị quyết ngày 14/11 có thể dẫn tới việc Ukraine đưa ra yêu sách đối với số tài sản trị giá hàng trăm tỷ USD của Nga, bị Mỹ và các đồng minh châu Âu đóng băng sau khi chiến sự bùng phát.

Một chung cư tại thành phố Zaporizhzhia, Ukraine hư hại sau khi Nga tập kích tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters.

Một chung cư tại thành phố Zaporizhzhia, Ukraine hư hại sau khi Nga tập kích tên lửa ngày 9/10. Ảnh: Reuters.

Đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya lập luận rằng từng có tiền lệ khi Iraq phải bồi thường 52,4 tỷ USD cho Kuwait sau khi tấn công nước này năm 1990. Hoạt động này được Ủy ban Bồi thường của LHQ giám sát.

Trong khi đó, đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia cáo buộc Ukraine và phương Tây đang tìm cách “biện minh cho hành vi tịch thu các tài sản bị phong tỏa để dùng kéo dài và làm trầm trọng thêm cuộc xung đột”.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev kêu gọi LHQ nên ra nghị quyết tương tự yêu cầu Mỹ “bồi thường toàn bộ thiệt hại cho nhiều quốc gia phải gánh chịu hậu quả từ hành vi của Mỹ và NATO”.

Giới chức Ukraine ngày 22/9 ước tính nước này chịu thiệt hại gần 1.000 tỷ USD, gấp 5 lần GDP hàng năm của quốc gia này trước khi chiến sự bùng phát hồi cuối tháng 2. Nhiều doanh nghiệp Ukraine không thể hoạt động hết công suất hoặc chỉ làm việc vài giờ mỗi ngày, khiến nước này thu được ít ngân sách hơn trước.

Dù cắt giảm mạnh chi tiêu của chính phủ, Ukraine vẫn thâm hụt khoảng 4,9 tỷ USD/tháng sau khi chiến sự bùng phát. Mức thâm hụt dự kiến trong năm 2023 là 3,4 tỷ USD/tháng.

Một số đồng minh gấp rút bơm viện trợ để Ukraine lấp đầy thâm hụt, trong đó Ngân hàng Thế giới (WB), EU và các nước G7 cam kết hỗ trợ hàng tỷ USD tiền mặt.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Cục diện chiến trường Ukraine sau hơn 8 tháng giao tranh. Đồ họa: WP.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

[ad_2]

Xem nhiều