Home Doanh nghiệp Hạ bậc thuế thu nhập cá nhân giúp giảm gánh nặng với người làm công ăn lương

Hạ bậc thuế thu nhập cá nhân giúp giảm gánh nặng với người làm công ăn lương

0
Hạ bậc thuế thu nhập cá nhân giúp giảm gánh nặng với người làm công ăn lương

[ad_1]

Giới chuyên gia cho rằng việc hạ bậc thuế từ 7 xuống 5 với người làm công ăn lương và thu thuế nhiều hơn từ nhóm thu nhập cao “đáng lẽ phải được làm từ sớm”.

Cơ quan quản lý đang lên kế hoạch sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó điều chỉnh với người làm công ăn lương. Theo quy định hiện hành, biểu thuế lũy tiến từng phần với người làm công ăn lương gồm 7 bậc với các mức thuế suất từ 5% đến 35%.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 5 5
2 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 80 35

Theo kế hoạch, cơ quan quản lý dự kiến giảm số bậc thuế từ 7 xuống 5, đồng thời xem xét nới rộng khoảng cách thu nhập trong các bậc thuế, đảm bảo điều tiết cao hơn với nhóm thu nhập cao.

Hướng sửa đổi về bậc thuế nhận được sự đồng tình cao từ giới chuyên gia và đáng lẽ theo họ, điều này phải được làm từ sớm.

Nói với VnExpress, ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín đánh giá, biểu thuế với người làm công ăn lương hiện hành có quá nhiều bậc và khoảng cách thu nhập tính thuế ở các bậc sau quá rộng so với các bậc thấp.

Ví dụ, thu nhập tính thuế của bậc thứ nhất từ 0 đến 5 triệu đồng trong khi chênh lệch ở thu nhập tính thuế từ bậc thứ 4 lên tới hàng chục triệu (bậc 4 từ 18-32 triệu, bậc 5 từ 32-52, bậc 6 từ 52-80). Ông Được cho đây là bất cập, khiến áp lực thuế vô tình dồn vào nhóm thu nhập phía dưới.

Ông Được cũng gợi ý phương án bỏ bớt hai bậc thuế đầu hoặc gộp ba bậc thuế đầu tiên làm một. Việc thiết kế bậc thuế mới, theo chuyên gia, cần nới rộng khoảng cách giữa các bậc thấp và thu hẹp khoảng cách ở các bậc cao. Ví dụ, việc thu hẹp khoảng cách ở bậc về sau, số người có thu nhập cao “nhảy bậc” sẽ nhiều hơn, qua đó, đóng góp nhiều hơn vào ngân sách.

Cách làm này, theo chuyên gia, sẽ có lợi cho phần đông người có thu nhập trung bình, khá và giúp phân phối lại thu nhập, lấy của người giàu chia cho người nghèo





Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở KCN Tân Đô, Long An. Ảnh: Quỳnh Trần.

Công nhân làm việc trong một công ty may mặc ở KCN Tân Đô, Long An. Ảnh: Quỳnh Trần

Việc giảm bớt bậc thuế cũng được đánh giá là “mũi tên trúng nhiều đích” khi vừa giúp kỹ thuật tính toán đơn giản hơn với cơ quan thuế, vừa giảm bớt gánh nặng thuế với người thu nhập ở top dưới. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cùng quan điểm, ông Nguyễn Thái Sơn – Nguyên Trưởng phòng Thuế Thu nhập cá nhân (Cục thuế TP HCM) chia sẻ với, việc giảm bậc tính thuế thu nhập cá nhân đã được các chuyên gia đề nghị từ nhiều năm nay và nên làm từ trước. Khung 7 bậc hiện hành được ông đánh giá “quá dày”, bỏ đi hai bậc đầu tiên, tức phân thu nhập tính thuế dưới 5 triệu đồng đóng 5% và 5-10 triệu đồng đóng 10%, sẽ hợp lý hơn.

“Bỏ đi hai khung này giúp cho nhóm lao động có thu nhập thấp với điều kiện sống thiếu thốn hơn có thêm tiền chăm lo bản thân và gia đình”, ông nói.

Điều chỉnh bậc thuế được một số ý kiến cho rằng thậm chí có lợi cho thu ngân sách nhà nước.

Việc điều chỉnh theo hướng này sẽ khiến phần thuế thu được với phần đông người thu nhập trung bình, khá giảm bớt. Tuy nhiên, phần thâm hụt này được bù đắp bởi mức tăng thu nhiều hơn của nhóm thu nhập cao, luật sư Nguyễn Văn Được đánh giá.

Đồng quan điểm, ông Sơn cho rằng việc giảm hai bậc thuế thấp nhất còn giúp thu ngân sách tăng thêm. Nhóm có thu nhập thấp sau khi được tính thuế với tỷ lệ thấp hơn có thêm tiền để mua sắm, kích thích tiêu dùng. Mức thu nhập tính thuế nâng lên cũng góp phần khuyến khích người dân nỗ lực lao động để hưởng mức lương cao hơn. Trong khi đó, cơ quan thuế vẫn có nguồn thu ổn định từ những người có thu nhập cao, nhóm này ít lo lắng hơn về chuyện tính thuế. Trong chừng mực nhất định, việc hạ bấc tính thuế có thể giúp nâng cao ý thức kê khai và thực hiện nghĩa vụ thuế của người dân, theo ông Sơn.

“Thuế thu nhập cá nhân được thu từ những người làm công ăn lương, mỗi tháng họ có lương bao nhiêu đều chịu tính thuế trước rồi mới được nhận, khó xảy ra tình trạng thất thu. Do đó, vì sao không nhân nhượng cho nhóm này để họ có thêm tiền lo cho cuộc sống hơn?”, ông đặt câu hỏi.

Bên cạnh việc hạ bậc thuế, một nội dung khác được đông đảo người dân quan tâm là điều chỉnh giảm trừ gia cảnh. Tuy nhiên, hiện dự thảo xây dựng luật, pháp lệnh 2024 chưa đề cập đến hướng điều chỉnh chỉ tiêu này – vốn đang được nhiều chuyên gia cho là bất cập.

Theo Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam Nguyễn Thị Cúc, không nên chỉ tập trung vào giảm trừ gia cảnh mà cần điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc thuế suất nếu muốn điều tiết thu nhập, bởi người dân thực tế vẫn được chi tiêu trên phần giảm gia cảnh cộng với phần thu nhập còn lại sau khi trừ thuế. “Nếu như nâng giảm trừ nhưng biểu thuế vẫn như hiện hành thì cũng không có nhiều tác dụng”, bà nói.

Quỳnh Trang – Tất Đạt

[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here