Home Xã hội ĐBSCL thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng mỗi năm do xâm nhập mặn

ĐBSCL thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng mỗi năm do xâm nhập mặn

0
ĐBSCL thiệt hại hơn 70.000 tỷ đồng mỗi năm do xâm nhập mặn

[ad_1]

Dữ liệu thiệt hại của bốn ngành lúa, thuỷ sản, cây ăn quả, hoa màu được tính toán từ bản đồ xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Viện Khoa học Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường, công bố số liệu trên bên lề hội thảo Bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên nước do Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia tổ chức, sáng 15/3.

Đây là nghiên cứu đầu tiên tính toán thiệt hại bằng tiền cho cả vùng ĐBSCL giai đoạn 2020-2023 dựa trên kết hợp mô hình toán mô phỏng độ mặn, giải đoán ảnh vệ tinh độ phân giải cao để xác định lớp phủ và các hàm thiệt hại (phản ánh mức độ thiệt hại) của nhiều đối tượng như: lúa, cây ăn trái, hoa màu, thủy sản.

Dữ liệu sử dụng đất ở ĐBSCL. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp

Dữ liệu sử dụng đất ở ĐBSCL. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp

Số liệu thiệt hại được xác định qua phương pháp tính hệ số giá trị đất, dữ liệu sử dụng đất và nhiễm mặn. Cụ thể, mỗi hecta đất trồng lúa được tính 40 triệu đồng một ha; đất cây ăn trái (trung bình của các cây trồng như xoài, sầu riêng, mít, mãng cầu, dâu núi) 104 triệu đồng; đất hoa màu 66 triệu đồng một vụ; đất nuôi trồng thuỷ sản 120 triệu đồng.

Trong số 13 tỉnh thành ĐBSCL, Cà Mau có mức độ thiệt hại lớn nhất với khoảng 16.600 tỷ đồng, chiếm 23%. Tiếp đến, Bến Tre gần 11.800 tỷ, chiếm gần 17%. Cần Thơ có mức thiệt hại thấp nhất, chiếm 0,14% cả khu vực. An Giang không có thiệt hại do xâm nhập mặn.

Với kịch bản hiện trạng, vùng ĐBSCL thiệt hại lớn nhất là cây ăn quả chiếm 29%, hoa màu chiếm 27%, lúa chiếm gần 14%. Ngành thủy sản thiệt hại chiếm 30%, tương đương hơn 21.000 tỷ đồng.

Bản đồ cũng đưa ra kịch bản thiệt hại do xâm nhập mặn trong các năm 2030, 2040, 2050 lần lượt là hơn 72.300 tỷ, 73.500 tỷ và gần 76.400 tỷ đồng. Trong đó, Vĩnh Long được dự báo có tỷ lệ thiệt hại tăng lớn nhất, lần lượt hơn 56%, hơn 103% và gần 300%. Tiếp đến, Hậu Giang với các mức 7%, 15% và 37%.

Thiệt hại tại ĐBSCL theo các kịch bản. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp

Thiệt hại tại ĐBSCL theo các kịch bản. Ảnh: Nhóm nghiên cứu cung cấp

So với năm 2020, xét về mức độ gia tăng thiệt hại, năm 2030 có mức tăng 3,4%, ứng với kịch bản nước biển dâng 12 cm và lưu lượng dòng chảy giảm 15%. Năm 2040, thiệt hại tăng gần 4,9%, ứng với nước biển dâng 18 cm, dòng chảy giảm 22%. Năm 2050, thiệt hại tăng 8,8%, ứng với nước biển dâng 23 cm, dòng chảy giảm 37%.

Ông Trần Anh Phương, Viện Khoa học Tài nguyên nước cho biết sự gia tăng của các dự báo tương ứng với kịch bản nước biển dâng, hoạt động phát triển kinh tế, xã hội cũng như thác tài nguyên nước thượng nguồn, đặc biệt là phát triển thuỷ điện và chuyển nước ra ngoài lưu vực

“Trong bối cảnh nguồn lực có hạn, từ bản đồ này cơ quan chức năng có thể nghiên cứu để đưa ra hành động và tập trung vào các vùng chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn”, ông Phương đề xuất.

Cống trên kênh Nguyễn Tấn Thành (Châu Thành, Tiền Giang) phải đóng sớm hơn một tuần để ngăn mặn, trữ ngọt. Ảnh: Đỗ Hùng

Cống trên kênh Nguyễn Tấn Thành (Châu Thành, Tiền Giang) phải đóng sớm hơn một tuần để ngăn mặn, trữ ngọt. Ảnh: Đỗ Hùng

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện mặn đã đạt mức cao nhất từ đầu mùa đến nay, cao hơn trung bình nhiều năm và xâm nhập sâu hơn 5-15 km. Dự báo, mùa khô năm nay sẽ còn hai đợt xâm nhập mặn vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 nhưng độ mặn sẽ thấp hơn.

Đợt hạn mặn lịch sử năm 2016 (100 năm mới lặp lại) khiến 160.000 ha đất bị nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng. 10 trong số 13 tỉnh, thành ở ĐBSCL phải công bố thiên tai. Năm 2020, hạn mặn kéo dài hơn 6 tháng khiến 6 tỉnh miền Tây phải công bố tình huống hạn mặn khẩn cấp. Hạn mặn gây thiệt hại 43.000 ha lúa, 80.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Chính phủ đã chi 530 tỷ đồng cho 8 tỉnh ở ĐBSCL ứng phó.


Gia Chính

[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here