Home Kinh tế số CEO 26 tuổi đứng sau đội quân dán nhãn 240.000 người

CEO 26 tuổi đứng sau đội quân dán nhãn 240.000 người

0
CEO 26 tuổi đứng sau đội quân dán nhãn 240.000 người

[ad_1]

Alexandr Wang nổi tiếng khi đưa Scale AI thành kỳ lân 7,3 tỷ USD, nhưng phía sau đó còn một công ty con khác với hàng trăm nghìn người.

Alexandr Wang, sinh năm 1997, là cái tên không xa lạ tại Thung lũng Silicon, khi là nhà đồng sáng lập kiêm CEO của Scale AI – công ty chuyên cung cấp giải pháp phân tích AI cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự. Năm 2021, công ty được định giá 7,3 tỷ USD, đưa anh trở thành tỷ phú tự thân trẻ nhất trong bảng xếp hạng của Forbes.

Alexandr Wang, CEO Scale AI. Ảnh: Forbes

Alexandr Wang, CEO Scale AI. Ảnh: Forbes

Wang được đánh giá có vẻ ngoài lém lỉnh của một sinh viên mới tốt nghiệp đại học, thích mặc trang phục cho người đi bộ đường trường. Nhưng điều đó trái ngược với phong cách làm việc của anh ở Thung lũng Silicon. Năm 2016, Wang rời Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT) khi 19 tuổi dù chưa tốt nghiệp để sáng lập Scale AI, đặt cược vào nhiệm vụ: dán nhãn khối lượng dữ liệu khổng lồ để huấn luyện AI, chủ yếu cho ôtô tự lái.

“Chúng tôi đóng vai trò như những chiếc cuốc xẻng trong cơn sốt đào vàng AI”, Wang ví von.

Ba năm sau, giải pháp trí tuệ nhân tạo của công ty đã được áp dụng trên khoảng 300 doanh nghiệp, trong đó có những tên tuổi lớn trong lĩnh vực xe tự lái như Waymo của Alphabet, Cruise của General Motors hay Uber Technologies. Công ty cũng ký ba hợp đồng trị giá 350 triệu USD với chính phủ Mỹ nhằm cung cấp giải pháp thu thập dữ liệu AI cho quân đội thông qua hệ thống gắn trên trang phục của Không quân, Lục quân, xe quân sự…

Đội quân dán nhãn 240.000 người

Scale AI không phải là tất cả với Wang. Liên kết với startup này là một đội ngũ được thuê theo giờ và có nhiệm vụ dán nhãn dữ liệu cho mục đích đào tạo AI – công việc thô sơ nhưng rất quan trọng đối với bất cứ hệ thống AI nào.

Đội ngũ này được cho là có quy mô 240.000 người, nhiều hơn hẳn so với 100 nhân viên toàn thời gian ở San Francisco hay vài chục nghìn nhân viên hợp đồng trên toàn cầu của Scale AI. Họ chủ yếu từ Kenya, Philippines, Venezuela, không làm việc trực tiếp với Scale AI mà thông qua công ty con Remotasks.

AI cần được huấn luyện để nhận biết và phân biệt mọi thứ, như một cái túi giấy và một người đi bộ. Do đó, các công ty AI cần tuyển một lượng nhân công lớn để dán nhãn những gì xuất hiện trong ảnh và video, như xe hơi, đèn giao thông, bánh mì, sữa, sôcôla… Những thứ này trở thành nguồn dữ liệu đầu vào cho AI “học”.

“Họ rất, rất quan trọng đối với quá trình xây dựng hệ thống AI mạnh mẽ”, Wang nói với Forbes khi đề cập đến các nhân viên tại Remotasks.

Không nhiều thông tin về Remotasks được tiết lộ. Theo một số nguồn tin, công ty thành lập năm 2017, ban đầu là một bộ phận chuyên gia công phần mềm của Scale AI nhưng sau đó tham gia nhiều hơn vào quá trình phân loại và dán nhãn dữ liệu cho hệ thống ôtô tự lái.

Nhằm mục tiêu sử dụng lao động giá rẻ, Remotasks tuyển và đào tạo hàng nghìn nhân viên dán nhãn dữ liệu ở hơn chục cơ sở ở Đông Nam Á và châu Phi. Ngay từ đầu, Scale AI định vị Remotasks là một thương hiệu riêng biệt. Website công ty không đề cập đến Remotasks và ngược lại. Một số nhân viên tiết lộ sự phân tách này nhằm bảo vệ cả hai khỏi bị giám sát, cũng như bảo mật cho khách hàng.

Tuy nhiên, Remotasks cũng dính đến một số bê bối liên quan đến việc trả lương và điều kiện làm việc. Theo Forbes, công ty trả cho nhân viên dưới một USD mỗi giờ, đồng thời phải làm việc trong những văn phòng thiếu tiện ích tối thiểu. “Gần như không có trách nhiệm giải trình nào về những điều kiện làm việc như vậy”, một nhân viên nói.

Trong khi đó, đại diện Scale AI khẳng định lương nhân viên, gồm cả Remotasks “ở mức đủ sống”. Dù vậy, người này từ chối đề cập chi tiết.

Lực lượng lao động của Remotasks đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư nhân của Scale AI, nhưng không phù hợp dán nhãn dữ liệu cho quốc phòng Mỹ vì không thể chuyển dữ liệu mật ra nước ngoài. Do đó, năm ngoái, Wang đã xây dựng một đội quân tại St. Louis với quy mô 200 người với chi phí “rất đắt đỏ”, nhưng không công bố con số cụ thể.

Alexandr Wang (phải) khi 19 tuổi, đứng cạnh là đồng sáng lập Scale AI Lucy Guo, 21 tuổi. Ảnh: Scale AI

Alexandr Wang đứng cạnh là đồng sáng lập Scale AI Lucy Guo. Ảnh: Scale AI

Cạnh tranh khốc liệt

Đến nay, Scale AI và Remotasks bắt đầu có hàng loạt đối thủ lớn. Bên cạnh các tên tuổi đã thành danh như Northrop Grumman hay Lockheed Martin, các lựa chọn thay thế cũng đang nổi lên. Có thể kể đến Surge AI ra mắt 2020 và có trụ sở tại San Francisco, hay Labelbox và Snorkel AI đang tập trung vào việc đưa AI đến các doanh nghiệp phi công nghệ.

Vào tháng 1, Scale AI cắt giảm 20% nhân viên toàn thời gian. Khi đó, Wang cho biết lý do là sự không chắc chắn của điều kiện thị trường. Nhưng các đối tác vẫn tin tưởng Wang và công ty. “Wang sẽ không đạt được thành công như hôm nay nếu không phải là cậu bé thiên tài. Cậu ấy có nhãn quan chiến lược, đạo đức và cách làm việc hoàn toàn điên rồ mà tôi chưa từng gặp trước đây”, tỷ phú William Hockey nhận xét về CEO Scale AI.

Đối với Wang, anh tin AI sẽ tiếp tục phát triển và vai trò của con người trong việc đào tạo các cỗ máy dựa trên công nghệ này sẽ càng tiếp diễn. Anh cũng tin Mỹ tiếp tục là đầu tàu về AI của thế giới trong tương lai.

Bảo Lâm (theo Forbes)

[ad_2]

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here